DetailController

Chi bộ Phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp: Phát huy vai trò của Chi bộ và ý thức tự giác của đảng viên thực hiện tốt Quy định 37-QĐ/TW về những điều đảng viên không được làm

Quy định số 37-QĐ/TW được xem như khung tiêu chuẩn; là mệnh lệnh của Đảng đối với mỗi cán bộ, đảng viên; dù bất cứ ở cương vị nào đều phải tự giác chấp hành, không có sự ưu ái, thiên vị hay ngoại lệ. Do đó, điều quan trọng hơn cả vẫn từ ý thức tự giác tu dưỡng, rèn luyện, tự điều chỉnh hành vi của mỗi đảng viên, nâng cao năng lực công tác, thực sự gương mẫu đi đầu, đề cao trách nhiệm thực hiện thật tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Cùng với đó là phát huy vai trò của chi bộ, trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương, đồng thời dựa vào dân để quản lý, thường xuyên giáo dục, kiểm tra, giám sát việc thực hiện của đảng viên, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, uốn nắn và xử lý nghiêm minh những khuyết điểm, sai phạm của đảng viên trong quá trình thực hiện 19 điều đảng viên không được làm

Chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ được coi là những điều quy định làm căn cứ để đánh giá phẩm chất, nhân cách của người đảng viên, để xem người đó có xứng đáng là thành viên trong đội tiên phong lãnh đạo của giai cấp công nhân, xứng đáng đảm nhận trọng trách với sự nghiệp cách mạng mà Đảng và nhân dân giao phó. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những lãnh tụ cách mạng, những nhà tư tưởng quan tâm và bàn luận nhiều nhất vấn đề đạo đức, đặc biệt là đạo đức cách mạng. Trên cơ sở xem xét một cách toàn diện, các lĩnh vực hoạt động của đời sống, trong các mối quan hệ và bản chất của con người, Hồ Chí Minh đã nêu lên chuẩn mực, những giá trị chung nhất, cơ bản nhất mang tính phổ quát của nền đạo đức mới - đạo đức cách mạng. Người khái quát nội hàm đạo đức cách mạng là: “Nhận rõ phải, trái. Giữ vững lập trường. Tận trung với nước. Tận hiếu với dân”; “Tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân”. Người nêu bật những phẩm chất của người cách mạng cần được bồi đắp là: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm và khẳng định: “Đó là đạo đức cách mạng”. Như vậy, chuẩn mực đạo đức cách mạng theo Hồ Chí Minh không nằm ngoài những yêu cầu trong các chuẩn mực, hành vi đạo đức thông thường, mà là sự đòi hỏi cao hơn, trách nhiệm hơn đối với cái chung và trách nhiệm xã hội, trách nhiệm với sự nghiệp cách mạng.

Trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, người đảng viên chịu không ít những tác động tiêu cực, trong đó tác động trực tiếp và mạnh nhất đối với cán bộ, đảng viên chính là mặt trái của quyền lực, mặt trái của kinh tế thị trường, của hội nhập quốc tế. Mặt trái của quyền lực kết hợp với mặt trái của kinh tế thị trường, đã tạo thành một sự cộng hưởng gây nên những tiêu cực, suy thoái về đạo đức trong cán bộ, đảng viên hết sức nghiêm trọng. 

Để thực hiện có hiệu quả và thực chất chủ trương xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” thì một trong những vấn đề mang tính căn cốt là phải xây dựng và thực hiện chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh; trong đó “giữ vững kỷ luật Đảng và nghiêm chỉnh thực thi pháp luật của Nhà nước”; trong đó việc gương mẫu chấp chính sách, nghị quyết, quy định của Đảng và Nhà nước, nghiêm túc thực hiện các quy định về những điều đảng viên không được làm là một nội dung hết sức quan trọng.

Quy định về những điều đảng viên không được làm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay.

Một là, Quy định về những điều đảng viên không được làm là một trong những cơ sở, chuẩn mực cho đảng viên phấn đấu, rèn luyện, nâng cao ý thức, trách nhiệm, gương mẫu chấp hành đường lối, quan điểm, Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của đảng viên, ngăn ngừa sự suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, quan liêu, tham nhũng và các tiêu cực khác của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Nội dung trong Quy định về những điều đảng viên không được làm là một hệ thống chế tài để ngăn chặn hành vi vi phạm trong Đảng, đồng thời, thể hiện chủ trương mở rộng dân chủ trong sinh hoạt Đảng. Từ đó, mỗi đảng viên tự nhận thức được bản thân có trách nhiệm nêu gương thực hiện nghiêm chỉnh Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và có nghĩa vụ chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nhiều quy định của pháp luật, công dân được phép làm, song nếu ảnh hưởng đến vai trò tiền phong gương mẫu của đảng viên thì theo Quy định 37-QĐ/TW, đảng viên cũng không được phép làm.

Quy định về những điều đảng viên không được làm là một trong những căn cứ triển khai thực hiện tự phê bình và phê bình, làm cơ sở để đánh giá, phân loại chất lượng đảng viên hàng năm. Đồng thời, thực hiện nghiêm Quy định về những điều đảng viên không được làm sẽ từng bước góp phần kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tình trạng tham nhũng, “lợi ích nhóm”, “tư duy nhiệm kỳ”, tha hóa quyền lực trong một bộ phận đội ngũ cán bộ, đảng viên; tăng cường đoàn kết, thống nhất trong Đảng. Nêu cao tính tiền phong gương mẫu trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, qua đó nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng. 

Hai là, Quy định về những điều đảng viên không được làm là cơ sở để cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra, chi bộ kiểm tra, giám sát đảng viên thực hiện và xử lý vi phạm; và cũng là cơ sở để nhân dân, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội và đảng viên giám sát đảng viên.

Phát huy vai trò của chi bộ và ý thức tự giác của đảng viên thực hiện tốt quy định 37-QĐ/TW về 19 điều đảng viên không được làm.

Tại Chi bộ Phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp, công tác giáo dục, rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên trong năm qua đặc biệt được chú trọng; bản lĩnh, trình độ, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu được nâng lên, đã góp phần đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu các tổ chức, cơ quan, đơn vị; xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, có trách nhiệm, tận tụy với công việc, tiên phong, gương mẫu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trong giai đoạn đến, để thực hiện tốt hơn nữa Quy định về những điều đảng viên không được làm, Chi bộ Phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp quyết liệt, thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện; tăng cường công tác giám sát đảng viên, tập trung vào những lĩnh vực mà đảng viên hay mắc sai phạm, thông qua hoạt động của đảng viên trong các tổ chức đảng mà phòng ngừa, cảnh báo sai phạm.

Thứ nhất, đối với cá nhân từng đảng viên, việc nêu cao ý thức tự giác, vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện Quy định về những điều đảng viên không được làm và các quy định, nghị quyết, chỉ thị khác của Đảng và Nhà nước, trong đó có các quy định về trách nhiệm nêu gương sẽ hạn chế vi phạm, khuyết điểm của đảng viên. Trước hết, cần phải nâng cao nhận thức của mỗi cán bộ, đảng viên về vấn đề “nêu gương”. Trong mỗi cuộc họp hay sinh hoạt, Chi bộ tăng cường quán triệt cho mỗi cán bộ, đảng viên hiểu về ý nghĩa, mục đích, yêu cầu về trách nhiệm nêu gương của họ trong mọi tổ chức và hoạt động của tổ chức mình. Đặc biệt, cần có cơ chế để kiểm tra, giám sát việc thực hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là những người đứng đầu cơ quan, đơn vị; đưa việc thực hiện trách nhiệm nêu gương vào việc bình xét, đánh giá cán bộ, đảng viên hàng năm cũng như việc xem xét quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ, đảng viên.

Thứ hai, việc nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên phải thể hiện toàn diện trên các mặt như lập trường chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong; đặc biệt chú trọng đến việc nêu gương về đạo đức... Nêu gương về đạo đức đòi hỏi người cán bộ, đảng viên phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện về đạo đức cách mạng; tự giác, gương mẫu trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; góp phần đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Việc nêu gương của cán bộ, đảng viên phải theo phương châm “trên trước, dưới sau”, “trong trước, ngoài sau”, “Học đi đôi với làm theo”; cấp ủy viên nêu gương cho đảng viên, đảng viên nêu gương cho quần chúng; cán bộ cấp trên nêu gương cho cán bộ cấp dưới; thủ trưởng cơ quan, đơn vị nêu gương cho công chức, viên chức và người lao động. Từ việc nêu gương của mỗi cán bộ, đảng viên hướng tới việc xây dựng tập thể nêu gương, đơn vị nêu gương để từng bước lan tỏa giá trị của người cán bộ, đảng viên và của tổ chức đến với quần chúng nhân dân.

Thứ ba, bản thân mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn gương mẫu, tự giác chấp hành Cương lĩnh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không có bất cứ hành động hay phát ngôn trái với đường lối, quan điểm của Đảng, gây tổn hại đến uy tín và vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng; hoàn thành tốt nhất trọng trách, nhiệm vụ được giao với tinh thần suốt đời phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với Đảng, Nhà nước, Nhân dân. Mỗi cán bộ, đảng viên phải thật sự nêu gương về đạo đức, lối sống, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; không sa vào chủ nghĩa cá nhân, không quan liêu, tham nhũng, lãng phí; không bị lợi ích vật chất cám dỗ, không bị chi phối bởi “lợi ích nhóm”, “tư duy nhiệm kỳ”. Đồng thời, có lối sống khiêm tốn, giản dị, gần dân, hiểu dân, hòa đồng và thấu hiểu con người; có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau, ăn ở với nhau có tình có nghĩa như Bác Hồ căn dặn.

Đối với cán bộ, đảng viên giữ cương vị lãnh đạo phải ra sức rèn luyện, nêu cao bản lĩnh chính trị, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, năng động và sáng tạo. Từ trí tuệ, năng lực và nhân cách của mình mà phấn đấu, cống hiến cho Đảng, đất nước và xã hội, không cơ hội chính trị, không chạy chức, chạy quyền, không tham vọng quyền lực hoặc lợi dụng chức quyền của mình để trục lợi, xếp đặt chức quyền cho người nhà, người thân.

Quy định số 37-QĐ/TW được xem như khung tiêu chuẩn; là mệnh lệnh mới của Đảng đối với mỗi cán bộ, đảng viên; dù bất cứ ở cương vị nào đều phải tự giác chấp hành, không có sự ưu ái, thiên vị hay ngoại lệ. Cần hiểu rằng tăng cường ý thức kỷ luật không có nghĩa là thủ tiêu sự sáng tạo cá nhân của các cán bộ, đảng viên, đặc biệt trong công cuộc đổi mới toàn diện hiện nay rất cần tư duy, nhận thức mới có tính đột phá, tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ, nhanh chóng đời sống kinh tế xã hội. Song điều đó không có nghĩa đảng viên có thể là vượt qua các nguyên tắc, vi phạm các quy chế của Đảng, đặt mình ra ngoài tổ chức, đứng trên tổ chức, vi phạm các nguyên tắc tổ chức. Ý thức tổ chức, kỷ luật, đoàn kết nội bộ là một phẩm chất tiên quyết của đạo đức cách mạng. Nó bảo đảm cho các phẩm chất khác có thể thực hiện được trọn vẹn, đầy đủ và hoàn chỉnh.

Nghị quyết, Điều lệ, Chỉ thị, Quy định,… của Đảng đã đề ra thì mọi cán bộ, đảng viên phải tuyệt đối chấp hành. Song, dù Nghị quyết, Điều lệ, Chỉ thị, Quy định,… của Đảng có chi tiết, cụ thể đến đâu cũng không thể bao phủ hết thực tiễn sinh động của cuộc sống. Do đó, điều quan trọng hơn cả vẫn từ ý thức tự giác tu dưỡng, rèn luyện, tự điều chỉnh hành vi của mỗi đảng viên, nâng cao năng lực công tác, thực sự gương mẫu đi đầu, đề cao trách nhiệm thực hiện thật tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Cùng với đó là phát huy vai trò của chi bộ, trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương, đồng thời dựa vào dân để quản lý, thường xuyên giáo dục, kiểm tra, giám sát việc thực hiện của đảng viên, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, uốn nắn và xử lý nghiêm minh những khuyết điểm, sai phạm của đảng viên trong quá trình thực hiện 19 điều đảng viên không được làm./.

Bùi Thị Bích Ngọc

ViewLink

Chi Cục Quản lý thị trường
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Chi Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Chi Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Chi Cục QLTT TP. Hải Phòng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Chi Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Chi Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Chi Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Chi Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Chi Cục QLTT tỉnh An Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Chi Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Chi Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Chi Cục QLTT TP Cần Thơ
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Định
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Chi Cục QLTT tỉnh Long An
Chi Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Chi Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Chi Cục QLTT tỉnh Sơn La
Chi Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Chi cục QLTT Thành phố Huế
Chi Cục QLTT tỉnh BR - VT
Chi Cục QLTT tỉnh Nam Định
Chi Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Chi Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Chi Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Chi Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Chi Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Chi cục QLTT TP. Hà Nội
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc