DetailController

Người tiêu dùng có nghĩa vụ phải thông tin kịp thời cho cơ quan nhà nước khi phát hiện hàng hóa không đảm bảo an toàn không?

Người tiêu dùng có nghĩa vụ phải thông tin kịp thời cho cơ quan nhà nước khi phát hiện hàng hóa không đảm bảo an toàn không?

Người tiêu dùng có được lựa chọn hàng hóa theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình không?

Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng được pháp luật quy định như thế nào?

Thương mại điện tử đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, mang lại cơ hội mua sắm thuận lợi và nhiều tiện ích khác. Thương mại trực tuyến đã khiến người người, nhà nhà khi kinh doanh phải nghĩ đến chuyện “lên mạng”, livestream, từ tiểu thương ở chợ cho đến người nông dân chân chất cũng không tránh khỏi xu thế này. Song người tiêu dùng cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn.

Thời gian qua, hàng loạt người dùng tố cáo đến cơ quan chức năng sự việc xuất hiện nhiều sàn TMĐT giả mạo. Những sàn này dụ dỗ người tiêu dùng tham gia mua hàng hóa giá rẻ, khuyến khích kêu gọi càng nhiều người tham gia (theo hình thức đa cấp) thì càng được lợi, sau đó khi huy động số vốn lớn của khách hàng thì... biến mất. Một trường hợp khác là giả mạo những shop bán hàng trên các sàn TMĐT uy tín, tung các voucher quà tặng miễn phí, giảm giá..., dụ dỗ, lừa đảo người tiêu dùng số tiền lớn, có những trường hợp để nhận món quà, người tiêu dùng đã bị lừa mất hàng trăm triệu đồng.

Một thủ đoạn lừa đảo khác khá phổ biến trên thị trường TMĐT, xuất hiện từ những ngày thị trường này mới ra đời, đó là lừa đảo chuyển khoản nhưng không gửi hàng, hoặc bán hàng lậu, hàng giả mạo, sai sự thật cho người tiêu dùng. Nhiều người tiêu dùng đặt mua các sản phẩm trên mạng, được dụ dỗ chuyển khoản trả tiền trước hoặc chuyển tiền “đặt cọc” vì món hàng bán chạy, tuy nhiên sau khi chuyển khoản thì bị người bán chặn, không liên lạc được. Có trường hợp, người tiêu dùng nhận hàng, thanh toán tiền, nhưng mở gói hàng ra là... vải vụn, đồ cũ, gạch đá. Một số trường hợp lấy chiêu bài “giảm giá đặc biệt” cho các mặt hàng điện tử, gia dụng, người mua nhận hàng, thanh toán và đến khi sử dụng mới biết hàng nhái, hàng giả. Một số kẻ gian lợi dụng sự thiếu cảnh giác của người tiêu dùng để tạo ra các trang web TMĐT giả mạo, có giao diện giống hệt các trang web uy tín. Khi người tiêu dùng đặt hàng và thanh toán trên các trang này họ không chỉ mất tiền mà còn có nguy cơ bị lộ thông tin cá nhân.

Đáng nói là những thủ đoạn của các cá nhân, tổ chức lợi dụng hoạt động TMĐT để lừa đảo rất tinh vi, liên tục cập nhật nhiều chiêu trò, thủ đoạn mới, nhiều người dân đã có cảnh giác nhưng vẫn rơi vào “ma trận”, “sa bẫy”.

Những vụ lừa đảo này không chỉ gây thiệt hại về tài chính cho người tiêu dùng mà còn làm mất lòng tin vào các nền tảng TMĐT, ảnh hưởng đến uy tín của các doanh nghiệp chân chính. Ngoài ra, việc thông tin cá nhân bị lộ có thể dẫn đến những rủi ro lớn hơn như bị đánh cắp danh tính hoặc tấn công tài khoản ngân hàng.

Làm gì để bảo vệ thương mại trực tuyến?

Một số nhà bán trên sàn TMĐT “lách luật”, đề nghị khách hàng hủy đơn trên sàn để giao dịch riêng và được giảm giá. Tuy nhiên, nhiều khách hàng đã dính “bẫy” lừa khi giao dịch riêng vì mất tiền, không nhận được sản phẩm hoặc sản phẩm chất lượng kém nhưng lúc đó thì không biết “kêu cứu” ai vì đây là giao dịch ngoài sàn, không được sàn TMĐT bảo vệ. Nhiều kẻ lừa đảo đưa ra mức giá sản phẩm thấp so với thị trường, đồng thời huy động lực lượng tài khoản ảo vào để lại những đánh giá tốt cho sản phẩm, khiến người tiêu dùng có lòng tin, đặt mua thì đặt nhầm hàng gian hàng giả.

Chính vì vậy, lời khuyên người tiêu dùng khi tham gia hoạt động thương mại trực tuyến cần có một số nguyên tắc nhất định như: Tránh chuyển tiền trước khi nhận được sản phẩm; Cần kiểm tra sản phẩm kĩ lưỡng trước khi trả tiền; Cảnh giác tối đa trước các voucher quà tặng, các sản phẩm giá quá thấp so với mặt bằng chung; Khi tham gia mua bán trên sàn TMĐT cần tuân thủ quy tắc giao dịch thông qua sàn để được các sàn bảo vệ khi có rủi ro...

Thời gian qua, cơ quan chức năng đã tiến hành truy quét, bắt giữ một số đối tượng lừa đảo dựa trên nền tảng thương mại trực tuyến. Tuy nhiên, thương mại trực tuyến đang phát triển với tốc độ chóng mặt, thủ đoạn lừa đảo ngày một tinh vi, nhiều tổ chức lừa đảo đặt máy chủ ở nước ngoài, nên số bị phát hiện vẫn còn rất nhỏ so với thực tế.

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương đã đưa ra khuyến cáo, người tiêu dùng chỉ nên mua hàng tại những website đã đăng ký hoặc thông báo với Bộ Công Thương. Các website phải cung cấp đầy đủ các thông tin như: Thông tin về chủ sở hữu website (tên đơn vị bán hàng, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế...), thông tin về điều kiện giao dịch chung, các chính sách như đổi trả hàng và hoàn tiền, chính sách giao nhận, vận chuyển, thanh toán, bảo mật thông tin cá nhân người tiêu dùng.

Hiện nay, trong quá trình triển khai, thực hiện Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023, cần phải chú ý điều tiết sự tác động của thông tin mạng nhằm đáp ứng với sự thay đổi của bối cảnh kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế nhằm bảo đảm quyền lợi cao nhất cho người tiêu dùng.

Người tiêu dùng có nghĩa vụ phải thông tin kịp thời cho cơ quan nhà nước khi phát hiện hàng hóa không đảm bảo an toàn không?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 5 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 có quy định như sau:

Nghĩa vụ của người tiêu dùng

1. Kiểm tra sản phẩm, hàng hóa trước khi nhận theo quy định của pháp luật; lựa chọn tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

2. Tiêu dùng không vi phạm pháp luật, không trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, không gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của mình và của người khác.

3. Tuân thủ điều kiện, hướng dẫn vận chuyển, bảo quản, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; quy định về kiểm định, bảo vệ môi trường, tiêu dùng bền vững theo quy định của pháp luật.

4. Thông tin kịp thời, chính xác cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của người tiêu dùng; hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.

5. Chịu trách nhiệm về việc cung cấp không chính xác hoặc không đầy đủ về thông tin liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật.

6. Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, người tiêu dùng có nghĩa vụ phải thông tin kịp thời chính xác cho cơ quan nhà nước khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của người tiêu dùng; hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.

Người tiêu dùng có được lựa chọn hàng hóa theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình không?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 có quy định như sau:

Quyền của người tiêu dùng

1. Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, bảo vệ thông tin, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp.

2. Được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch; thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, nội dung giao dịch, nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và về tổ chức, cá nhân kinh doanh.

3. Lựa chọn sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch; thỏa thuận các nội dung giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh; được cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đúng với nội dung đã giao kết.

4. Góp ý với tổ chức, cá nhân kinh doanh về giá, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh.

...

Theo đó, người tiêu dùng sẽ được quyền lựa chọn hàng hóa của tổ chức cá nhân kinh doanh theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình.

Ngoài ra, người tiêu dùng còn có quyền quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch; thỏa thuận các nội dung giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh; được cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đúng với nội dung đã giao kết.

Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 6 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 có quy định như sau:

Theo đó, nguyên tắc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được pháp luật quy định như sau:

(1) Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức, cá nhân và toàn xã hội.

(2) Quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng được công nhận, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ theo quy định của pháp luật.

(3) Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải được chủ động thực hiện kịp thời, công bằng, minh bạch, đúng pháp luật.

(4) Hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh và tổ chức, cá nhân khác.

(5) Bảo đảm công bằng, bình đẳng, không phân biệt về giới, tự nguyện, không vi phạm pháp luật, không trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội trong giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh.

Tuy nhiên, để bảo vệ thị trường thương mại trực tuyến trước vấn nạn lừa đảo, không chỉ cần đến sự nâng cao cảnh giác, nỗ lực thay đổi tư duy từ phía người tiêu dùng, mà cần đến sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Về phần cơ quan chức năng cần tăng cường giám sát, xử lý nghiêm minh các hành vi lừa đảo, đồng thời nâng cao nhận thức cộng đồng về các chiêu trò lừa đảo. Các doanh nghiệp TMĐT cần đầu tư vào hệ thống bảo mật, xác thực thông tin khách hàng và cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn.

Chỉ khi có sự đồng lòng và phối hợp hiệu quả, chúng ta mới có thể tạo ra một môi trường thương mại trực tuyến an toàn, minh bạch, giúp phát huy tối đa lợi ích của công nghệ trong cuộc sống hiện đại.

Bùi Thị Bích Ngọc

ViewLink

Chi Cục Quản lý thị trường
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Chi Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Chi Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Chi Cục QLTT TP. Hải Phòng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Chi Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Chi Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Chi Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Chi Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Chi Cục QLTT tỉnh An Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Chi Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Chi Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Chi Cục QLTT TP Cần Thơ
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Định
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Chi Cục QLTT tỉnh Long An
Chi Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Chi Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Chi Cục QLTT tỉnh Sơn La
Chi Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Chi cục QLTT Thành phố Huế
Chi Cục QLTT tỉnh BR - VT
Chi Cục QLTT tỉnh Nam Định
Chi Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Chi Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Chi Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Chi Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Chi Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Chi cục QLTT TP. Hà Nội
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc