Điểm mới và bất cập trong quản lý và xử lý các hành vi phạm hành chính về đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh.

Hộ kinh doanh ở nước ta với sự tham gia khá đông đảo và đang là một trong những thành phần kinh tế quan trọng, đóng góp tích cực tăng trưởng kinh tế, góp phần ổn định xã hội Việt Nam.Nhằm nâng cao hiệu quản quản lý nhà nước, đồng thời ngăn chặn, phòng ngừa, xử lý các hành vi phạm hành chính về đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh, Chính phủ đã ban hành Nghị đinh số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 về đăng ký doanh nghiệp, Nghị định số Nghị định số 50/2016/NĐ-CP ngày 01/6/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
Tuy nhiên,những quy định hiện hành vẫn còn nhiều bất cập.Nhiều quy định pháp luật chồng chéo, từ đó gây khó khăn trong việc áp dụng vào thực tiễn.
* Quy định mới về hộ kinh doanh tại Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp:
1. Chỉ còn lại 2 đối tượng được thành lập hộ kinh doanh
- Trước đây, khoản 1 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định hộ kinh doanh do các đối tượng sau thành lập:
+ Cá nhân hoặc một nhóm người Việt Nam đủ 18 tuồi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thành lập.
+ Một hộ gia đình thành lập.
- Hiện nay, khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định hộ kinh doanh do các đối tượng sau thành lập:
+ Một cá nhân thành lập.
+ Các thành viên hộ gia đình thành lập.
Như vậy, theo quy định mới thì “nhóm cá nhân người Việt Nam” không còn được thành lập hộ kinh doanh.
Tại khoản 3 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định: Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.Hiện nay Nghị định 01/2021/NĐ-CP không có quy định này.
Ngoài ra, cũng tại Điều 79 Nghị định 01 đã bổ sung thêm đối tượng không cần phải đăng ký doanh doanh là: Những người kinh doanh thời vụ.
2. Hộ kinh doanh được phép kinh doanh tại nhiều địa điểm
Từ ngày 04/01/2021, hộ kinh doanh có thể kinh doanh tại nhiều địa điểm. Cụ thể, khoản 2 Điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:
“Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.”
Như vậy, so với Nghị định 78/2015/NĐ-CP ấn định hộ kinh doanh chỉ có duy nhất một địa điểm kinh doanh trừ hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động được phép kinh doanh ngoài địa điểm đăng ký thì quy định mới đã giúp việc mở rộng kinh doanh đối với hộ kinh doanh dễ dàng hơn.
3. Thêm quy định về thuê người quản lý hoạt động kinh doanh
Trước đây, Nghị định 78/2015/NĐ-CP không quy định về vấn đề này.
Hiện nay, theo khoản 3 Điều 81 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hộ kinh doanh có thể thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, hộ kinh doanh vẫn phải chịu trách nhiệm đối với khoản nợ và nghĩa vụ tài sản phát sinh từ hoạt động kinh doanh.
*Một số bất cập trong Nghị định số 50/2016/NĐ-CP không còn phù hợp vớiNghị định số 01/2021/NĐ-CP như sau:
Tại Điều 41: Vi phạm về đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh
1.Khoản 1: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a: Đăng ký kinh doanh nhiều hơn một hộ kinh doanh.
Điểm c: Thường xuyên sử dụng 10 lao động trở lên
Điểm d: Hộ kinh doanh buôn chuyến, hộ kinh doanh lưu động kinh doanh ngoài địa điểm đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhưng không thông báo cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi đăng ký trụ sở và nơi tiến hành hoạt động kinh doanh
2. Khoản 3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc làm thủ tục chấm dứt các hộ kinh doanh khác và chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh duy nhất đối với hành vi vi phạm tại Điểm a Khoản 1 Điều này;
b) Buộc đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm tại Điểm c Khoản 1 Điều này;
c) Buộc thông báo cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này.