DetailController

Ngăn chặn sách giáo khoa giả vào trường học

Trước thềm mỗi năm học mới, vấn đề sản xuất, buôn bán sách giáo khoa giả, in lậu, không có nguồn gốc hợp pháp ngày càng trở nên nghiêm trọng và đáng lo ngại. Sách giáo khoa là phương tiện không thể thiếu trong quá trình giảng dạy và học tập. Nhưng tình trạng sản xuất, buôn bán sách giáo khoa giả, in lậu đã và đang gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng đối với chất lượng giáo dục và sự phát triển của ngành xuất bản.

Chuẩn bị năm học mới 2024-2025, thị trường sách giáo khoa giả lại trở nên sôi động, vì đây là thời điểm sách giáo khoa giả dễ tiêu thụ nhất. Để kịp thời ngăn chặn những hành vi vi phạm về kinh doanh về mặt hàng sách giáo khoa và đồ dùng học tập trên địa bàn tỉnh, đảm bảo quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng; Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường tăng cường quản lý địa bàn, nắm bắt thông tin tình hình thị trường về mặt hàng sách giáo khoa, đồ dùng học tập trên địa bàn, nếu phát hiện vi phạm chủ động hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật. Kết hợp với công tác kiểm tra, kiểm soát, thực hiện tuyên truyền đến các tổ chức, cá nhân các quy định của pháp luật về kinh doanh mặt hàng sách giáo khoa và đồ dùng học tập, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các cơ sở kinh doanh, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng.

(Ảnh minh hoạ)

Hành vi sản xuất, buôn bán sách giáo khoa giả, in lậu trực tiếp xâm hại đến hoạt động quản lý nhà nước trên lĩnh vực xuất bản, làm giảm niềm tin của người tiêu dùng vào các sản phẩm chính thống và ảnh hưởng đến sự cạnh tranh lành mạnh trong ngành xuất bản. Đây không chỉ là vấn đề của các nhà xuất bản và tác giả mà còn là vấn nạn nhức nhối của toàn xã hội, khi mà chất lượng giáo dục là yếu tố quyết định đến sự phát triển bền vững của một quốc gia, dân tộc. Để tránh mua phải sách giả, in lậu, khuyến cáo người dân không mua và sử dụng sách không rõ nguồn gốc, nên lựa chọn các đơn vị phát hành sách giáo khoa thuộc hệ thống các Nhà xuất bản uy tín, đồng thời quan tâm, tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết sách giáo khoa thật do các Nhà xuất bản cung cấp./.

Phạm Thị Thu Hiền

ViewLink

63 CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Cục QLTT tỉnh An Giang
Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Cục QLTT tỉnh Bình Định
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Cục QLTT tỉnh Cần Thơ
Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Cục QLTT tỉnh Long An
Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Cục QLTT TP. Hải Phòng
Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Cục QLTT tỉnh Nam Định
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc
Cục QLTT tỉnh BR - VT
Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Cục QLTT TP. Hà Nội
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Cục QLTT tỉnh Thừa Thiên Huế
Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Cục QLTT tỉnh Sơn La
Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Tổng Cục Quản lý thị trường
Bộ Công Thương