DetailController

Quy định mới về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa sẽ chính thức có hiệu lực từ 01/6/2024

Ngày 28/3/2024, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 02/2024/TT-BKHCN quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.

Thông tư này quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa gồm: quản lý nhà nước đối với hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; quy định hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa bảo đảm kết nối, chia sẻ dữ liệu; quản lý sử dụng mã truy vết sản phẩm, mã truy vết địa điểm và vật mang dữ liệu; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ, giải pháp truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa và tổ chức triển khai, thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm, hàng hóa.

Đối tượng áp dụng theo Thông tư này bao gồm: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ, giải pháp liên quan đến truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; Cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức, cá nhân khác liên quan đến thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.

Quản lý việc sử dụng mã truy vết sản phẩm, mã truy vết địa điểm và vật mang dữ liệu

Tổ chức, cá nhân thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa sử dụng mã truy vết sản phẩm, mã truy vết địa điểm bảo đảm phù hợp với Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13274:2020 Truy xuất nguồn gốc – Hướng dẫn định dạng các mã dùng trong truy vết do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố trước khi đưa vào sử dụng.

Tổ chức, cá nhân thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa sử dụng vật mang dữ liệu theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13275:2020 Truy xuất nguồn gốc – Định dạng vật mang dữ liệu do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Vật mang dữ liệu được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên sản phẩm, hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa bảo đảm thiết bị có thể đọc được.

Quy định hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, bảo đảm kết nối, chia sẻ dữ liệu

1. Hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa bảo đảm các nguyên tắc sau:

a) Nguyên tắc “Một bước trước - một bước sau”: bảo đảm khả năng giám sát, nhận diện được công đoạn sản xuất, kinh doanh trước và công đoạn sản xuất, kinh doanh tiếp theo trong quá trình sản xuất, kinh doanh đối với một sản phẩm, hàng hóa;

b) Nguyên tắc “Sẵn có của phân tử dữ liệu chính”: các phân tử dữ liệu chính phải được thu thập, lưu trữ và cập nhật kịp thời trong các báo cáo thông tin chi tiết về các sự kiện quan trọng trong quá trình sản xuất và chuỗi cung ứng;

c) Nguyên tắc “Minh bạch”: hệ thống truy xuất nguồn gốc phải đạt yêu cầu về tính minh bạch tối thiểu bằng cách sử dụng dữ liệu tinh về khách hàng, bên cung ứng, sản phẩm và các điều kiện sản xuất;

d) Nguyên tắc “Sự tham gia đầy đủ các bên truy xuất nguồn gốc”: hệ thống truy xuất nguồn gốc phải có sự tham gia của đầy đủ các bên truy xuất nguồn gốc của tổ chức.

2. Hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa của tổ chức, cá nhân bảo đảm đầy đủ quá trình truy xuất nguồn gốc theo các quy định trong tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực tương ứng với chủng loại sản phẩm, hàng hóa và được công bố phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Căn cứ để công bố phù hợp dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân hoặc kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định theo quy định của pháp luật.

3. Dữ liệu truy xuất nguồn gốc của từng sản phẩm, hàng hóa trong hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa bao gồm tối thiểu các thông tin sau:

a) Tên sản phẩm, hàng hóa;

b) Hình ảnh sản phẩm, hàng hóa;

c) Tên đơn vị sản xuất, kinh doanh;

d) Địa chỉ đơn vị sản xuất, kinh doanh;

đ) Các công đoạn trong sản xuất, kinh doanh (tối thiểu bao gồm mã truy vết vật phẩm, mã truy vết địa điểm và thời gian sự kiện truy xuất nguồn gốc của từng công đoạn);

e) Thời gian sản xuất, kinh doanh (thời gian các sự kiện truy xuất nguồn gốc diễn ra);

g) Mã truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa;

h) Thương hiệu, nhãn hiệu, mã ký hiệu, số sê-ri sản phẩm (nếu có);

i) Thời hạn sử dụng của sản phẩm, hàng hóa (nếu có);

k) Các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn cơ sở được áp dụng.

4. Hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa để kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia phải bao gồm các yêu cầu thông tin cơ bản quy định tại khoản 3 Điều này.

5. Dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa để phục vụ người tiêu dùng tra cứu trên Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia bảo đảm tối thiểu các thông tin sau:

a) Tên sản phẩm, hàng hóa;

b) Hình ảnh sản phẩm, hàng hóa;

c) Thương hiệu, nhãn hiệu, ký mã hiệu, số sê-ri sản phẩm (nếu có);

d) Tên đơn vị sản xuất, kinh doanh;

đ) Địa chỉ đơn vị sản xuất, kinh doanh;

e) Thời gian sản xuất, kinh doanh (thời gian sự kiện truy xuất nguồn gốc diễn ra);

g) Thời hạn sử dụng của sản phẩm, hàng hóa (nếu có).

6. Sản phẩm trong từng sự kiện sau mỗi công đoạn được gán mã truy xuất nguồn gốc để truy xuất nguồn gốc. Mã truy xuất nguồn gốc được mã hóa trong vật mang dữ liệu.

7. Vật mang dữ liệu để truy xuất nguồn gốc bảo đảm tuân thủ quy định tại tiêu chuẩn quốc gia về định dạng vật mang dữ liệu. Thông tin sau khi giải mã tối thiểu bao gồm các thông tin quy định tại khoản 5 Điều này. Thời gian tối thiểu bảo đảm lưu trữ dữ liệu truy xuất nguồn gốc đối với từng loại sản phẩm, hàng hóa thực hiện theo quy định của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa

Tuân thủ các quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa tại Thông tư này.

Thực hiện công bố hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa theo quy định tại tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực tương ứng.

Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa được quy định tại Thông tư này.

Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật.

Trường hợp kết nối thông tin lên Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia thì dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quy định tại khoản 5 Điều 6 Thông tư này được cập nhật định kỳ vào Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia; tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phối hợp cùng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng bảo đảm duy trì dữ liệu trên Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia.

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ, giải pháp truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa

Cung cấp dịch vụ giải pháp truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, bảo đảm đáp ứng yêu cầu quy định tại Thông tư này.

Chịu trách nhiệm trước pháp luật về dịch vụ giải pháp cung cấp cho tổ chức, cá nhân liên quan đến truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa. Trường hợp tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ, giải pháp truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa có nhu cầu kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia thì phối hợp cùng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng bảo đảm duy trì dữ liệu trên Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia.

Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật.

        Xem chi tiết Thông tư tại đây./.

Phạm Thị Thúy Hằng

ViewElegalDocument

ViewLink

63 CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Cục QLTT tỉnh An Giang
Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Cục QLTT tỉnh Bình Định
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Cục QLTT tỉnh Cần Thơ
Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Cục QLTT tỉnh Long An
Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Cục QLTT TP. Hải Phòng
Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Cục QLTT tỉnh Nam Định
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc
Cục QLTT tỉnh BR - VT
Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Cục QLTT TP. Hà Nội
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Cục QLTT tỉnh Thừa Thiên Huế
Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Cục QLTT tỉnh Sơn La
Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Tổng Cục Quản lý thị trường
Bộ Công Thương